Thông thường khi lái xe các tài xế không mấy ai để ý đến bộ phận lọc gió, đèn báo động cơ, má phanh… để có một chuyến đi an toàn ngoài việc bạn tập trung lái xe ra thì bạn cần để ý tới những bộ phận khác của xe. Trước khi lái xe các tài xế cần nắm vững một số yếu tố cơ bản dưới đây nhé.
1. Đèn báo động cơ
Khi đèn báo động cơ bật sáng không có nghĩa là chủ phương tiện phải thay thế toàn bộ động cơ. Thay vào đó, chúng có nhiệm vụ cảnh báo về một sự bất thường mà tài xế cần chú ý.
Trong trường hợp đèn báo sáng khi xe đang di chuyển, tốt nhất người lái nên dừng lại để kiểm tra và đánh giá tình hình.
2. Lọc gió
Bộ lọc gió là thành phần hết sức quan trọng, cho phép luồng không khí sạch đi vào bên trong động cơ. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và quy trình bảo dưỡng, lọc gió động cơ nên được kiểm tra, vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km.
Tuy nhiên, thời điểm thay bộ lọc cũng phụ thuộc vào tình trạng hoạt động của phương tiện và tình trạng của bộ lọc. Nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong điều kiện đường xá nhiều khói bụi và thời tiết nóng ẩm thì bộ lọc cần được thay mới hoặc khi phát hiện có dấu hiệu bụi đóng thành mảng, rách, nát…
3. Má phanh
Má phanh ô tô đóng vai trò không nhỏ trong quá trình làm giảm tốc độ, đảm bảo sự an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện khi má phanh bị mòn sâu và thay mới nếu cần thiết.
Để nắm được tình trạng của má phanh, người lái có thể dùng tai để lắng nghe những tiếng ồn, âm thanh bất thường. Những tiếng ken két xuất hiện khi đạp phanh là một dấu hiệu cho thấy má phanh đã bị mòn và cần nhanh chóng được thay thế. Ngoài ra, khi phanh, nếu tài xế cảm thấy thường xuyên phải đạp sâu để giảm tốc độ thì đã đến lúc dùng đến má phanh mới.
4. Nước làm mát
Ngoại trừ động cơ làm mát bằng không khí, hầu hết các loại động cơ, từ động cơ xăng cho đến diesel đều cần dùng đến nước làm mát để “giải nhiệt”, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng.
Theo khuyến cáo, nên thay dung dịch này sau 160.000km đầu tiên, những lần sau đó là 50.000 km. Nước làm mát phải được thay theo một lịch trình bình thường để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch và tạo axit. Tuyệt đối không dùng nước sinh hoạt bởi trong dung dịch làm mát chuyên dụng cần có các chất phụ gia có tác dụng chống đông đặc, tăng nhiệt độ sôi và chống hiện tượng ăn mòn.
5. Tản nhiệt
Trên ô tô, tản nhiệt có vai trò cơ bản là trao đổi nhiệt. Chúng giúp lưu thông chất làm mát, hạ nhiệt cho khối động cơ trong quá trình hoạt động.
6. Dầu động cơ
Dầu động cơ có vai trò chính là bôi trơn (giảm mài mòn, giảm ma sát) cho các bộ phận chuyển động bên trong, làm mát, chống ăn mòn, làm kín buồng đốt và làm sạch động cơ.
Một trong những yêu cầu của quá trình chăm sóc và bảo dưỡng ô tô là thay dầu nhớt thường xuyên. Ở Việt Nam, các hãng xe bình dân khuyến cáo nên thay dầu động cơ ở 1.000 km đầu tiên và 5.000km tiếp theo. Tuy nhiên, tần suất thay dầu cũng phụ thuộc vào từng dòng xe khác nhau và tình trạng sử dụng.
7. Lốp xe
Do tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên lốp xe cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên một chiếc xe ô tô, ảnh hưởng đến độ an toàn của phương tiện. Tuy nhiên, một tài xế mới cần nắm được rằng các lốp xe có thể lăn qua những bề mặt khác nhau, do đó độ mài mòn cũng không giống nhau. Đó là lý do tại sao đảo lốp định kỳ là việc làm cần thiết.
Ngoài ra, cần kiểm tra áp suất thường xuyên cũng rất cần thiết, giúp phương tiện luôn trong tình trạng tốt nhất. Tuy nhiên, không nên đánh giá áp suất lốp bằng mắt thông thường. Tài xế cần trang bị đồng hồ đo áp suất để nắm được chính xác các thông số.
Để kiểm tra, nên chọn thời điểm buổi sáng trước khi xe lăn bánh là phù hợp nhất. Ngược lại, buổi trưa, sau khi xe chạy quãng đường dài đều là những thời điểm không nên kiểm tra vì lốp hấp thụ nhiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét